Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 theo sách Cánh Diều - Tài liệu hỗ trợ ôn thi học kì 1 năm học 2024 - 2025

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 bám sát sách Cánh Diều tổng hợp các câu hỏi lý thuyết trọng tâm và bài tập thực hành, giúp học sinh củng cố kiến thức và ôn tập hiệu quả cho năm học 2024 - 2025. Bên cạnh đó, thầy cô và các em có thể tham khảo thêm đề cương các môn Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, và Khoa học. Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây của EduTOPS.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 theo sách Cánh Diều
I - ĐỌC THÀNH TIẾNG
1. Bài: Theo đuổi ước mơ (SGK trang 79)
Câu hỏi: Ca-tơ-rin đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
2. Bài: Người cô của bé Hương (SGK trang 86)
Câu hỏi: Sau cuộc trò chuyện với các bạn, Hương đã có hành động gì?
3. Bài: Mảnh sân chung (SGK trang 92)
Câu hỏi: Qua đoạn 1, em hiểu vì sao cái sân chung lại như được chia thành hai nửa?
4. Bài: Nhà bác học của đồng ruộng (SGK trang 104)
Câu hỏi: Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý?
5. Bài: Ba nàng công chúa (SGK trang 108)
Câu hỏi: Ba nàng công chúa đã thể hiện tài năng như thế nào để đánh bại quân giặc?
6. Bài: Đón Thần Mặt Trời (SGK trang 116)
Câu hỏi: Cậu bé đã nghĩ ra cách gì để chữa bệnh cho phú ông và gia đình?
7. Bài: Chọn đường (SGK trang 123)
Câu hỏi: Tại sao Bá Tĩnh lại quyết định chọn con đường trở thành thầy thuốc?
8. Bài: Ông Yết Kiêu (SGK trang 101)
Câu hỏi: Hãy tìm những chi tiết trong đoạn 1 thể hiện tài năng bơi lặn đặc biệt của Yết Kiêu.
II – TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Em hãy viết một bài văn miêu tả về một cây bóng mát hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.
Câu 2: Em hãy viết một bài văn miêu tả về một loài hoa mà em yêu thích.
Câu 3: Em hãy viết một bài văn miêu tả về một cây xanh trong sân trường của em.
Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn về một câu chuyện mà em yêu thích và giải thích lý do vì sao em thích câu chuyện đó.
Câu 5: Em hãy viết một đoạn văn về một câu chuyện em đã đọc trong sách hoặc báo.
Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn tưởng tượng mình là một nhân vật trong câu chuyện mà em yêu thích.
III – ĐỌC HIỂU
BÀI 1: Đọc thầm bài Chọn đường (SGK trang 123) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nguyễn Bá Tĩnh đã làm gì để theo đuổi nghề y?
A. Quên ăn quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc.
B. Đi trồng thuốc rồi bán lại cho quan lại.
C. Đọc nhiều sách liên quan tới các loại bệnh.
D. Mời thầy thuốc nổi tiếng nhất vùng về dạy.
Câu 2: Ông đã miệt mài viết được hai bộ sách gì?
A. Các loại thuốc để chữa bệnh đậu mùa.
B. Chỉ dẫn các phương pháp phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản.
C. Cách phòng chống dịch bệnh.
D. Các cách phòng chống và điều trị bệnh ngoài da hiệu quả.
Câu 3: Vì sao Bá Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?
A. Vì ông cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn.
B. Vì ông muốn làm quen với nhiều thầy thuốc nổi tiếng khác.
C. Vì ông muốn gặp được nhiều người giỏi hơn để học tập thêm.
D. Vì ông muốn nâng cao địa vị và danh tiếng của mình.
Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?
(Ca ngợi những con người yêu nước, thương dân như danh y Tuệ Tĩnh.)
Câu 5: Theo em, vì sao Nguyễn Bá Tĩnh được gọi là ông tổ của ngành Dược Việt Nam?
(Vì cả cuộc đời ông dốc sức vào việc nghiên cứu thuốc và phương pháp trị bệnh. Những cuốn sách quý của ông chính là tiền đề cho các thế hệ sau tìm tòi, học hỏi và phát triển thêm.)
BÀI 2: Đọc thầm bài Theo đuổi ước mơ (SGK trang 79) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thuở nhỏ, Ca-tơ-rin mơ ước điều gì?
A. Bay vào không gian.
B. Thám hiểm vũ trụ.
C. Tính được cách lên Mặt Trăng.
D. Du hành vũ trụ.
Câu 2: Ca-tơ-rin đã sử dụng toán học để tìm ra điều gì?
A. Các con đường cho tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất và hạ cánh trên Mặt Trăng.
B. Khoảng cách từ Trái Đất lên đến Mặt Trăng.
C. Con đường cho tàu vũ trụ quay quanh Mặt Trăng.
D. Tốc độ bay của tàu vũ trụ.
Câu 3: Thông điệp lớn nhất mà Ca-tơ-rin gửi tới các em học sinh là gì?
A. Hãy cứ mơ ước đi.
B. Mơ ước giúp bạn thành công.
C. Sống phải có ước mơ.
D. Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của bạn!
Câu 4: Qua thông điệp mà Ca-tơ-rin gửi tới các em học sinh, em hiểu được điều gì về bà?
A. Ca-tơ-rin là một người có tham vọng lớn.
B. Ca-tơ-rin là một người kiên trì, dũng cảm thực hiện ước mơ của mình.
C. Ca-tơ-rin là một người không bao giờ bỏ cuộc.
D. Ca-tơ-rin là một người rất chăm chỉ.
Câu 5: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?
(Hãy dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình và đừng bao giờ từ bỏ.)
BÀI 3: Đọc thầm bài Nhà bác học của đồng ruộng (SGK trang 104) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Lương Định Của là ai?
A. Một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới.
B. Một nhà bác học xuất sắc.
C. Một nhà phát minh với nhiều sáng chế có ích cho cuộc sống.
D. Một nhà khoa học chuyên nghiên cứu giống cây trồng.
Câu 2: Ông là người đầu tiên làm gì?
A. Ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
B. Ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật của nước ngoài vào việc sáng chế khoa học.
C. Sáng chế ra máy tuốt lúa.
D. Ứng dụng cây trồng biến đổi gen vào trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 3: Những tên gọi mà mọi người đặt cho ông Lương Định Của trong đoạn 1 thể hiện điều gì?
A. Sự châm chọc của mọi người dành cho ông.
B. Sự đánh giá của mọi người đối với tài năng và đóng góp của ông.
C. Sự ngưỡng mộ của mọi người đối với tài năng của ông.
D. Sự ghen tị của mọi người đối với tài năng của ông.
Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?
(Ca ngợi những đóng góp, cống hiến của Lương Định Của cho đất nước.)
Câu 5: Bài đọc muốn nói điều gì với chúng ta?
(Ghi nhớ và biết ơn những người có đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Biết yêu quí và trân trọng người tài.)
BÀI 4: Đọc thầm bài Ba nàng công chúa (SGK trang 108) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Vua San-ta có biểu hiện như thế nào khi ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận?
A. Khoát tay từ chối.
B. Coi thường không cho đi.
C. Cảm động.
D. Vui mừng rạng rỡ.
Câu 2: Ba nàng công chúa con vua San-ta tài giỏi như thế nào?
A. Công chúa cả có giọng hát mê li, công chúa hai kể chuyện hấp dẫn, công chúa út có tài vẽ con vật sống động như thật.
B. Công chúa cả có giọng hát mê li, công chúa hai múa đẹp mê hồn, công chúa út kể chuyện hấp dẫn không ai bằng.
C. Công chúa cả múa đẹp mê hồn, công chúa hai có tài vẽ mọi vật trên giấy như thật, công chúa út có tài vẽ con vật sống động như thật.
D. Công chúa cả có giọng hát mê li, công chúa hai có tài vẽ mọi vật trên giấy như thật, công chúa út có tài kể chuyện hấp dẫn.
Câu 3: Trận chiến chống giặc ngoại xâm có kết quả như nào?
A. Giặc suy yếu, không có khả năng tấn công dù quân ta đã rút lui.
B. Quân ta suy yếu, rút lui rồi cố thủ trong thành. Giặc vây thành.
C. Quân ta cố thủ trong thành. Giặc không thể tấn công.
D. Giặc mất hết ý chí chiến đấu, xin cấp lương thực để rút quân.
Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?
(Ca ngợi những đóng góp, cống hiến của ba nàng công chúa cho đất nước.)
Câu 5: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
(Có thể kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình, không cần vũ khí.)
....
- Soạn bài Thương nhớ bầy ong - Ngữ văn lớp 6 trang 116 sách Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - Tác phẩm vượt thời gian dành cho thiếu nhi trong sách Ngữ văn lớp 8, trang 104, Cánh diều tập 2
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn lớp 6 trang 18 sách Chân trời sáng tạo tập 2: Hướng dẫn chi tiết và sáng tạo
- Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống - Ngữ văn 6 tập 2 trang 52 sách Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lao xao ngày hè - Ngữ văn lớp 6 trang 111 sách Chân trời sáng tạo tập 1: Hướng dẫn chi tiết và sáng tạo