Soạn bài Lời má năm xưa - Hướng dẫn chi tiết SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo (Trang 70, Tập 1)
EduTOPS mang đến tài liệu Soạn văn 10: Lời má năm xưa, một nguồn tham khảo quý giá giúp học sinh chuẩn bị bài học một cách hiệu quả và sâu sắc.

Mời các bạn học sinh lớp 10 khám phá nội dung chi tiết được chúng tôi chia sẻ dưới đây, giúp nắm vững kiến thức và chuẩn bị bài tốt nhất.
1. Soạn bài Lời má năm xưa siêu ngắn
Câu 1. Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát toàn văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Từ ngữ, câu văn: Tôi hối hận và bối rối; Gần bảy mươi năm, từ lúc tôi dùng ná thun bằng chài rớt bến sông, tôi không thể nào quên câu hỏi của má…; Đồng thời, tận đáy lòng, tôi cũng không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại câu chuyện cũ.
- Nội dung bao quát: tình yêu thương loài vật
Câu 2. Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai thực sự là người đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Hướng dẫn giải:
- Người đã cứu sống chim thằng chài là: người má.
- Dựa vào: câu hỏi của người má
Câu 3. Việc lặp lại câu nói của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn giải:
Ý nghĩa: nhấn mạnh tâm trạng hối hận, cũng như bài học không thể quên của nhân vật “tôi”.
Câu 4. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?
Hướng dẫn giải:
Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật: vô cùng gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Soạn bài Lời má năm xưa chi tiết
Câu 1. Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát toàn văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”: Tôi hối hận và bối rối; Gần bảy mươi năm, từ lúc tôi dùng ná thun bằng chài rớt bến sông, tôi không thể nào quên câu hỏi của má…; Đồng thời, tận đáy lòng, tôi cũng không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mỗi khi nhớ lại câu chuyện cũ.
- Nội dung bao quát toàn văn bản: Lòng yêu thương loài vật của con người.
Câu 2. Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai thực sự là người đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Hướng dẫn giải:
Người đã cứu sống chim thằng chài là: nhân vật người má. Chính câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con” đã khiến “tôi” thức tỉnh và hối hận.
Câu 3. Việc lặp lại câu nói của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?
Hướng dẫn giải:
Câu nói của người má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con” là lời răn dạy, nhắc nhở nhân vật “tôi” phải biết yêu thương mọi vật. Việc lặp lại câu nói trên nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, cũng như bài học không thể quên của nhân vật “tôi”.
Câu 4. Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?
Hướng dẫn giải:
Con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ vô cùng gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vậy, chúng ta cần biết trân trọng, bảo vệ thiên nhiên và loài vật.
- Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc - Ngữ văn lớp 8 trang 67 sách Cánh diều tập 2: Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc
- Soạn bài: Kỹ năng nghe và tóm tắt bài thuyết trình về nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học - Ngữ văn lớp 8, trang 67, sách Cánh diều tập 2
- Mẫu phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 năm 2023 - 2024 dành cho các môn học
- Văn mẫu lớp 9: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Ánh Trăng (Kèm sơ đồ tư duy) - Dàn ý chi tiết và 11 bài văn mẫu đặc sắc
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió - Ngữ văn lớp 8 (Cánh diều, tập 2, trang 63)