Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 37 - Kết nối tri thức 10: Hướng dẫn chi tiết Ngữ văn lớp 10 tập 1
EduTOPS mang đến tài liệu Soạn văn 10: Củng cố, mở rộng trang 37, một nguồn tham khảo quý giá giúp học sinh chuẩn bị bài học một cách hiệu quả và sâu sắc.

Mời các bạn học sinh lớp 10 khám phá nội dung chi tiết được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây, giúp nắm vững kiến thức và áp dụng linh hoạt.
Soạn bài Củng cố, mở rộng (trang 37)
Câu 1. Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại?
- Nội dung:
- Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ.
- Thần thoại kể về công cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo của con người.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
- Cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật chính.
- Thời gian phiếm chỉ, không gian vũ trụ.
Câu 2. Vẽ sơ đồ hoặc bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau.
Tác phẩm | Ngôi kể | Nhân vật chính | Sự kiện chính |
Thần Trụ Trời | Thứ ba | Thần Trụ Trời | Thần Trụ Trời tạo ra trời và đất. |
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên | Thứ ba | Ngô Tử Văn | Cuộc minh oan của Ngô Tử Văn dưới Minh ti. |
Chữ người tử tù | Thứ ba | Huấn Cao | Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. |
Câu 3. Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích để chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể…
Gợi ý: Truyện thần thoại là Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc)
- Thời gian: Không xác định
- Không gian: Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây, muông thú mà chưa có loài người.
- Cốt truyện: Nữ Oa tạo ra loài người, Nữ Oa luyện đá vá trời.
- Nhân vật chính: Thần Nữ Oa
- Lời kể: Ngôi thứ ba
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Gợi ý:
Khi đọc tác phẩm “Chữ người tử tù”, em ấn tượng nhất với cảnh cho chữ - được coi là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian đó là đêm cuối cùng Huấn Cao còn ở nhà ngục trước khi về kinh thi hành án. Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong không gian u ám của ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Vị thế giữa người cho và người nhận cũng thật đặc biệt. Người cho chữ là người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Còn người nhận chữ là viên quản ngục - người thực thi công lí, có quyền hành thì lại đang “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Cảnh cho chữ đã ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đồng thời, tác giả cũng muốn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
- Văn mẫu lớp 9: Tóm tắt tác phẩm Ý nghĩa văn chương (5 bài mẫu chọn lọc) - Tuyển tập văn mẫu hay dành cho học sinh lớp 9
- Tả ngôi nhà em đang ở: Dàn ý chi tiết và 4 bài văn mẫu lớp 4 đặc sắc
- Tuyển tập 18 mẫu mở bài gián tiếp tả con vật độc đáo và ấn tượng nhất dành cho học sinh
- Bài thơ Khi con tu hú - Sáng tác vào tháng 7 năm 1939 bởi nhà thơ Tố Hữu, tác phẩm này là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông, phản ánh tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do mãnh liệt.
- Hiệu Hai Lập Phương: Khám Phá Công Thức và Bài Tập Chi Tiết Thuộc Hằng Đẳng Thức Số 7