Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 - Ngữ văn lớp 11, sách Cánh diều tập 2
Hôm nay, EduTOPS mang đến tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 44, hỗ trợ học sinh chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả nhất.

Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng khám phá nội dung chi tiết được chúng tôi trình bày ngay sau đây để nắm vững kiến thức và áp dụng hiệu quả.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 44)
Câu 1. Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ thể hiện trong những từ ngữ in đậm ở khổ thơ dưới đây:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò...
(Xuân Diệu)
- Biện pháp tu từ nhân hóa: “nàng trăng tự ngẩn ngơ”: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, vầng trăng hiện lên giống như một người thiếu nữ mang dáng vẻ suy tư.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) “nghe rét mướt luồn trong gió”: rét mướt được cảm nhận bằng xúc giác, nhưng trong câu thơ lại "nghe được" (cảm nhận bằng thị giác), từ đó góp phần diễn tả cái lạnh lẽo của mùa thu.
Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây. Những biện pháp tu từ ấy có tác dụng biểu đạt như thế nào trong một bài thơ có yếu tố tượng trưng?
Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả
Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm
Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt
Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn
[...]
Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi ... chiều nay tôi trở lại Mẹ tôi đã già như cát bên bờ
(Nguyễn Quang Thiều)
- Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ “Sông Đáy ơi”
- So sánh: “Sông Đáy chảy vào đời tôi/Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau”, “Mẹ tôi đã già như cát bên bờ”, “tôi như người bước hụt”
- Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi về hình ảnh con sông quê hương gợi nhắc như kỉ niệm.
Câu 3. Phân tích tác dụng của các câu hỏi tu từ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Có 2 cách hiểu: thứ nhất là lời của người thôn Vĩ hỏi tác giả; thứ 2 là lời phân thân của tác giả tự hỏi chính mình.
- Thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ.
- Câu 2: “Ai biết tình ai có đậm đà?” là lời nhân vật trữ tình vừa để hỏi người, vừa để tự vấn chính mình. Câu hỏi mang sắc thái vừa gần gũi, vừa xa xăm, vừa hoài nghi, lại vừa như chất chứa sự giận hờn, trách móc.
Câu 4. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc trong bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên.
- So sánh: “Em đi, như chiều đi”, “Tình em như sao khuya”, “Tình ta như lộc biếc”. Những hình ảnh so sánh này tạo nên sự liên tưởng phong phú, giúp diễn tả tình cảm một cách tinh tế và sâu sắc.
- Lặp cấu trúc: “Em…” được lặp lại như một điệp khúc, nhấn mạnh sự hiện diện và ảnh hưởng của nhân vật “em” trong tâm trí nhân vật trữ tình.
=> Tác dụng: Những biện pháp tu từ này góp phần diễn tả tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình một cách chân thực và giàu cảm xúc, đồng thời tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng cho bài thơ.
- Văn mẫu lớp 12: Phân tích chi tiết tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Dàn ý & 29 bài văn mẫu xuất sắc để hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật độc đáo của tác giả
- Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn về 'món quà' đặc biệt nhất với em - 8 bài mẫu hay và ý nghĩa
- Trong khổ thơ đầu của tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ đã khắc họa mùa xuân qua những hình ảnh nào? Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7: Tuyển tập 26 mở bài ấn tượng cho bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh - Phân tích sâu sắc và cảm nhận tinh tế
- Cảm xúc sâu lắng về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Tuyển tập 11 mẫu văn lớp 7