Giới thiệu bài hát Em ơi, Hà Nội phố - Cảm nhận sâu sắc về tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc
Văn mẫu lớp 11: Giới thiệu bài hát Em ơi, Hà Nội phố là một đề tài đặc sắc trong chương trình Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo, trang 80, mang đến những góc nhìn sâu sắc về nghệ thuật âm nhạc.

Giới thiệu bài hát Em ơi, Hà Nội phố cung cấp 2 bài nói mẫu xuất sắc, giúp học sinh trau dồi kỹ năng thuyết trình và hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật. Qua đó, các em sẽ tự tin giới thiệu về tác phẩm âm nhạc yêu thích của mình. Đồng thời, tham khảo thêm bài hát Làng tôi của Văn Cao để mở rộng kiến thức.
Giới thiệu bài hát Em ơi, Hà Nội phố - Mẫu 1
Em xin chào thầy cô và các bạn, em là ….. học sinh lớp….. trường…..
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được lắng nghe ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang). Bài hát ấy thực sự là hoài niệm níu chân kẻ si tình.
Ca khúc phổ thơ Phan Vũ gợi cảm giác bâng khuâng, nhớ nhung về thủ đô lãng mạn nhưng cũng đầy buồn thương.
Bài hát do Phú Quang phổ nhạc năm 1986, dựa lời thơ Phan Vũ. Nhạc sĩ kể khi vào Sài Gòn sống được nửa năm, ông nhớ Hà Nội. Trong buổi trà chiều, Phan Vũ đọc cho ông nghe bài thơ Em ơi, Hà Nội phố - trường ca dài 443 câu thơ, chia làm 24 khổ. Nghe xong, Phú Quang xúc động và nói với Phan Vũ chắc chắn có một bài hát hay.
“Vẫn biết một bài ca có đáng là bao để trả món nợ ra đi, nhưng khi bài ca được viết ra, tôi đã giải thoát dù chỉ phần nào. Và dẫu chỉ là ít ỏi thì tôi cũng đã xây dựng được chút gì cho kỷ niệm về Hà Nội, nơi chứng kiến bao buồn vui của tôi trong suốt nửa cuộc đời”, nhạc sĩ bộc bạch. Ông đã chọn 21 câu thơ trong sáng tác của Phan Vũ, kết hợp cảm xúc của mình làm nên Em ơi, Hà Nội phố.
Những câu thơ Phú Quang chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội mà hễ mở lời, dễ dẫn dụ người nghe đồng cảm. Phú Quang rời Hà Nội năm 37 tuổi để tìm điều mới lạ cũng như muốn giã từ vài thứ phiền muộn. Ở Sài Gòn được ba tháng, ông khao khát trở về. Thế nhưng, phải 25 năm sau, ông mới quay lại Hà Nội. “Hà Nội có thể không sang trọng bằng khách sạn nào đó, không hoành tráng như thủ đô nào đó. Tôi yêu Hà Nội, tình yêu cực đoan đến nỗi khi nhìn chiếc lá, trong phút ngông cuồng tôi đã nghĩ lá ở Hà Nội xanh hơn nơi khác”, Phú Quang thú nhận.
Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm
Lời ca đầy dịu dàng mở ra thứ cảm xúc lãng mạn, tình tứ. Nhân vật chính là “em” - Hà Nội - được gọi thân mật. Hà Nội tựa như người tình, bạn tri kỷ níu chân Phú Quang. Hà Nội mơ màng và mong manh, thanh lịch. Hoàng lan, hoa sữa tồn tại như thực thể có hồn, phảng phất mùi hương rồi ăn sâu vào tiềm thức. Lối đi xưa bảng lảng bóng một người con gái.
Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Mùa đông năm 1972, Hà Nội tang tóc bởi trận dội bom của quân đội Mỹ. Nỗi mất mát đóng hình trong Em ơi, Hà Nội phố. Con chữ mộc mạc khắc sâu cảnh phố xá trơ trụi, ký ức đau thương. Hà Nội thêm cô đơn, trống vắng giữa trời đông rét buốt. Sự sống thưa thớt, bám trụ trên nền đất hoang tàn. Tiếng dương cầm như mới dứt, gây thổn thức khôn cùng. Hình ảnh chuyển hóa từ kỷ niệm của nhà thơ Phan Vũ với cô gái tên Trịnh Thị Nhàn - người ông thầm thương. Nhà Nhàn ở phố Chân Cầm. Phan Vũ si mê khúc dương cầm réo rắt và dành sự cảm mến cho cô.
Em ơi, Hà Nội phố không chỉ là lời thủ thỉ tự tình mà ẩn sâu nỗi xót xa. Phan Vũ chia sẻ: Cụm từ “ta còn em” trong từng đoạn là những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về".
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường
Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Vẫn còn đó Hà Nội của những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, nghệ sĩ chẳng thể trốn tránh nỗi đơn côi, phút chạnh lòng. Hình ảnh thiếu nữ ẩn hiện trong Em ơi Hà Nội phố, không rõ bóng hình, không dòng địa chỉ. Họ chợt hiện rồi chợt tan tạo cảm giác mộng mị, đủ khiến kẻ si tình vấn vương, quyến luyến. Độc bước trên con phố dài không dấu chân, kẻ sĩ hoài nhớ dãy nhà cổ tịch mịch, vẻ trầm mặc của 36 phố phường, ánh hoàng hôn buông trên sóng nước Hồ Tây.
“Em ơi, Hà Nội phố” hòa trộn giữa văn chương và hội họa. Ngôn từ chất đầy những hình khối, màu sắc tựa bức tranh. Những đường cọ chỉ chấm phá đôi nét mờ nhòe, tạo không gian lắng đọng cho người thưởng thức. “Em ơi, Hà Nội” phố đồng điệu cảm xúc của cặp nghệ sĩ Phan Vũ - Phú Quang, thể hiện tình yêu mãnh liệt và chân thành.
Phan Vũ đã viết “Em ơi, Hà Nội phố” tại căn gác số 4 Hàng Bún ngay sau trận bom tàn khốc. Giờ đây, ở tuổi ngoài 90, ông vẫn khao khát được một lần trở lại Hà Nội, nơi có hương thơm của hoàng lan, hoa sữa và những ký ức đẹp về người phụ nữ. Còn Phú Quang từng tâm sự: “Mỗi khi lòng tôi xác xơ, tôi lại vội vã trở về”.
Trên đây là phần giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người.
Giới thiệu bài hát Em ơi, Hà Nội phố - Mẫu 2
Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là ……………….. học sinh lớp 11 ….. Trường THPT …………………….
Sau đây, em xin trình bày bài nói của mình về bài hát Em ơi, Hà Nội phố. Kính mời quý thầy cô và các bạn cùng lắng nghe.
Bài thơ "Em ơi Hà Nội phố" của Phan Vũ là một tác phẩm văn học đặc sắc, mang đến cho người đọc những giá trị nghệ thuật và tinh thần sâu sắc. Bài thơ được xây dựng dựa trên những hình ảnh tưởng chừng giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao, khơi gợi cảm xúc và suy ngẫm.
Bài thơ là một bản trường ca dài với 24 chương, mỗi chương đều bắt đầu bằng hình ảnh "Em ơi, Hà Nội phố". Qua những câu thơ, tác giả truyền tải cảm xúc của mình về con người và cuộc sống nơi phố cổ Hà Nội. Điệp khúc "ta còn em" được lặp lại nhiều lần, mang nhiều tầng ý nghĩa. "Em" có thể là Hà Nội, biểu tượng của tình yêu và kỷ niệm, hoặc cũng có thể là hình ảnh người con gái đặc biệt, tạo nên những cung bậc cảm xúc trong lòng nhà thơ. Từ "em" trở thành điểm tựa tình cảm, giúp tác giả bày tỏ tình yêu và sự đồng cảm với Hà Nội và những con người nơi đây.
Em ơi! Hà Nội - phố!
Ta còn em mùi hoàng lan.
Ta còn em mùi hoa sữa.
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya?
Cọt kẹt bước chân quen.
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ.
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xép nhỏ
[…]
Giá trị nổi bật của bài thơ nằm ở sự tinh tế trong cách miêu tả Hà Nội. Tác giả sử dụng ngôn từ giản dị nhưng đầy sức gợi, tái hiện sinh động không gian, màu sắc và âm thanh của phố cổ. Những hình ảnh như mùi hoa sữa, tiếng giày đập nhịp, cột đèn, phong thư bỏ quên, và chuông hồi đổ đã vẽ nên bức tranh sống động về Hà Nội. Sự đối lập giữa vẻ đẹp lãng mạn và những chi tiết đời thường tạo nên chiều sâu cảm xúc, từ mùi hoàng lan ngọt ngào đến nỗi buồn man mác của tuổi thơ và tình yêu đầu.
"Em ơi Hà Nội phố" không chỉ miêu tả mà còn khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Những hình ảnh tưởng chừng đơn giản lại ẩn chứa ý nghĩa sâu xa, tạo không gian để mỗi người tự cảm nhận và khám phá. Bài thơ không chỉ là bức tranh về Hà Nội mà còn là cầu nối đưa người đọc trở về với kỷ niệm, tình yêu và nỗi nhớ quê hương.
Ngôn từ trong bài thơ ngắn gọn nhưng giàu chất thơ, tạo nên giai điệu riêng biệt. Hình ảnh được chọn lọc kỹ lưỡng, mang đến trải nghiệm đa chiều. Sự tinh tế trong cách sắp xếp từ ngữ và hình ảnh giúp tác giả tạo nên không gian thơ mộng, lãng mạn, nơi người đọc có thể đồng cảm và thấu hiểu. Phan Vũ không chỉ miêu tả Hà Nội một cách chân thực mà còn để lại khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng.
Bài thơ "Em ơi Hà Nội phố" của Phan Vũ mang giá trị nghệ thuật và tinh thần đặc sắc. Từ việc tái hiện tinh tế không gian Hà Nội đến sự sáng tạo trong ngôn ngữ và hình ảnh, bài thơ đã tạo nên trải nghiệm sâu sắc. Nó không chỉ là bức tranh về Hà Nội mà còn là thông điệp về tình yêu, văn hóa và lịch sử, khơi gợi trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.
Trên đây là phần giới thiệu về bài hát “Em ơi, Hà Nội phố”. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 107 - Chân trời sáng tạo 7: Hướng dẫn chi tiết Ngữ văn lớp 7, tập 1
- Văn mẫu lớp 9: Nghị luận bài thơ Viếng lăng Bác - Dàn ý chi tiết và 4 bài văn mẫu hay nhất
- Bài thơ Chiều tối, một trong những tác phẩm đặc sắc được in trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, mang đậm dấu ấn của thời gian và tình yêu quê hương, thể hiện những suy tư sâu sắc của tác giả về con người và thiên nhiên.
- Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 36 sách Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Mùa phơi sân trước - Chân trời sáng tạo 7: Hướng dẫn chi tiết Ngữ văn lớp 7 trang 87 tập 1