Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh Diều - Hướng dẫn ôn thi giữa kỳ môn Tiếng Việt năm học 2024 - 2025
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh Diều năm 2024 - 2025 được thiết kế nhằm hỗ trợ học sinh nắm vững các dạng bài tập đọc hiểu và tập làm văn trọng tâm, giúp các em ôn thi giữa kì 1 một cách hiệu quả và tự tin.
Đề cương này cũng là nguồn tài liệu hữu ích dành cho giáo viên trong việc xây dựng và phân phối đề ôn tập giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4. Ngoài ra, thầy cô và học sinh có thể tham khảo thêm đề cương ôn tập môn Toán để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của EduTOPS để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025.
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh Diều
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Hãy phân loại các danh từ sau vào hai nhóm phù hợp: chiếc khăn, quần áo, đồng hồ.
a) Danh từ chỉ người:……………………………………………………
b) Danh từ chỉ vật:………………………………………………… …
Câu 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây có chức năng gì?
Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
A. Đánh dấu lời nói của nhiều nhân vật.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các đoạn trong một bài văn.
D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 3: Với các sự vật sau: đồng hồ, chú cún con, hãy đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Câu 4: Hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại sau:
Thấy tôi, Dũng liền nói:
- Cháu chào bác ạ!
- Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Hãy tìm và gạch chân từ dùng sai trong các câu sau, sau đó sửa lại cho đúng.
a, Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
b, Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ được.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Hãy đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau:
Đúng như câu tục ngữ đã nói: Có công mài sắt có ngày nên kim. Hùng thường tâm sự với tôi: Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả.
Câu 7: Theo em, câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Giải thích.
Bác mưa đem đến dòng nước mát cho muôn loài sau những ngày nắng gắt.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Đặt 2 câu và gạch chân vào các danh từ đó trong trường hợp sau:
a. Câu chứa danh từ chung.
b. Câu chứa danh từ riêng.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Trong câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” có số danh từ là: (M3)
A. Ba danh từ. Đó là: .....................................................................................
B. Bốn danh từ. Đó là:....................................................................................
C. Năm danh từ. Đó là:...................................................................................
D. Sáu danh từ. Đó là:...................................................................................
Câu 10: Hãy gạch chân dưới lỗi sai trong câu sau:
Chàng hoàng tử xinh xắn khôi ngô bước tới và cầu hôn công chúa.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 11: Từ nào dưới đây có nghĩa là “người trông coi thư viện”? (M3)
A. Thủ thư
B. Thủ sách
C. Thủ kho
D. Thư viện viên
Câu 12: Hãy gạch chân những từ dùng sai trong câu và sửa lại cho đúng.
a. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
b, Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông.
…………………………………………………………………………………………………………....
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 13: Em hãy viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
........................................................................................................................................................
Câu 14: Hãy xếp các danh từ in đậm trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ:
Núi/ Sam thuộc làng/ Vĩnh Tế. Làng có miếu/ Bà Chúa Xứ, có lăng/ Thoại Ngọc Hầu – người đã đào con kênh Vĩnh Tế.
Danh từ chung | ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. |
Danh từ riêng | ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………. |
Câu 15: Gạch chân dưới từ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng.
Lý Công Uẩn học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn người đã luôn khiêm tốn.
……………………………………………………………………………………………………………
.....
II. TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Hãy viết một lá đơn xin tham gia vào một hoạt động học tập (hoặc lao động, thể thao, văn nghệ) mà em yêu thích.
Đề 2: Viết một bài văn kể lại một tiết học đáng nhớ nhất đối với em, nêu rõ lý do vì sao tiết học đó để lại ấn tượng sâu sắc.
Đề 3: Em hãy viết một lá đơn xin cấp thẻ thư viện (hoặc thẻ đọc sách) tại trường học của mình.
Đề 4: Viết một đoạn văn kể lại câu chuyện đã đọc hoặc nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu, làm nổi bật bài học ý nghĩa từ câu chuyện đó.
Đề 5: Viết một đoạn văn nêu lý do vì sao em yêu thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc nghe, phân tích những phẩm chất đáng quý của nhân vật đó.
- Soạn bài Tự đánh giá: Anh Cút Lủi - Ngữ văn lớp 6 trang 24 sách Cánh Diều tập 2
- Soạn bài: Trình bày ý kiến đánh giá và bình luận về vấn đề xã hội - Ngữ văn 11, Chân trời sáng tạo, trang 53, tập 1
- KHTN 8 Bài 20: Khám Phá Đòn Bẩy - Giải Bài Tập Chân Trời Sáng Tạo Trang 95, 96, 97
- Sáng tác thơ lục bát thể hiện cảm xúc và suy ngẫm về cảnh đẹp hoặc sự việc đáng nhớ - 10 bài mẫu đặc sắc
- Soạn bài Sọ Dừa - Ngữ văn lớp 6 trang 39 sách Chân trời sáng tạo tập 1: Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc