Tự đánh giá: Chiếc lá - Hướng dẫn chi tiết Bài 1 Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Sách Cánh Diều

Thông qua bài học, học sinh được khơi gợi ý tưởng để hóa thân thành chim sâu, viết những dòng cảm nhận sâu sắc về nhân vật “chiếc lá” trong câu chuyện. Đồng thời, tài liệu này cũng hỗ trợ giáo viên soạn giáo án Tự đánh giá: Chiếc lá thuộc Bài 1: Chân dung của em - Chủ điểm Măng non một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây từ EduTOPS.
Hướng dẫn soạn bài Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều trang 17, 18 chi tiết và hiệu quả
A. Đọc và làm bài tập
Câu 1: Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.
c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.
d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.
Đáp án: b
Câu 2: Cuộc đời của chiếc lá diễn ra thế nào? Tìm ý đúng:
a) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi.
b) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành hoa, thành quả.
c) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ông Mặt Trời.
d) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ngôi sao.
Đáp án: a
Câu 3: Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chiếc lá rất nhỏ bé và bình dị.
c) Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, mang lại niềm vui cho mọi người.
d) Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, mang lại niềm vui cho mọi người.
Đáp án: c
Câu 4: Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang được dùng làm gì?
Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:
- Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.
- Bông hoa sâu sắc, ân tình.
- Chiếc lá giản dị mà có ích.
Trả lời:
Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Câu 5: Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá” trong câu chuyện trên.
Trả lời:
Mẫu 1:
Tôi cứ tưởng rằng chiếc lá đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành mặt trời nhưng không, cả đời chiếc lá vẫn là chiếc lá như thế. Không phải vì biến thành những thứ đẹp đẽ thì chiếc lá mới đẹp mà lại chính vì chiếc luôn là chiếc lá, sự giản đơn, bình thường ấy đã tạo ra bao đóa hoa đẹp đẽ. Chúng ta không nên vội vàng kết luận về chiếc lá mà phải xem chiếc lá ấy đã làm gì cho đời và phải luôn trân trọng, biết ơn những điều nhỏ nhặt ấy.
Mẫu 2:
Tôi là chim sâu, sau khi trò chuyện với chiếc lá và hoa tôi đã rất khâm phục chiếc lá. Ban đầu, tôi thấy đó là một chiếc lá nhạt nhẽo. Khi nghe bông hoa ca ngợi, tôi còn thấy bông rất khéo bịa chuyện. Sau khi hiểu được, tôi thấy chiếc lá thật có ích. Tôi đã nghĩ rằng: Có khi nào chiếc lá biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày. Nhưng không, chiếc lá tuy rất giản dị nhưng lại vô cùng có ích cho đời. Nhờ có lá mới những hoa, những quả, những niềm vui.
B. Tự nhận xét
Câu 1: Em đã đạt được yêu cầu ở mức độ nào?
Câu 2: Em cần nỗ lực thêm ở những khía cạnh nào?
- Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ khám phá sự kỳ diệu của trí tưởng tượng, một chủ đề hấp dẫn trong chương trình Văn mẫu lớp 7.
- Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận sâu sắc về dòng cảm xúc của nhân vật 'tôi' trong tác phẩm 'Tôi đi học' của nhà văn Thanh Tịnh
- Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh - 2 Dàn ý chi tiết & 21 bài mẫu xuất sắc (Kèm sơ đồ tư duy)
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 28 - Kết nối tri thức 10: Hướng dẫn chi tiết Ngữ văn lớp 10 tập 1
- Soạn bài Tự đánh giá: Một mình trong mưa - Ngữ văn lớp 7 trang 56 sách Cánh diều tập 1: Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc