Soạn bài Tự đánh giá: Chuỗi hạt cườm màu xám - Ngữ văn 8 trang 36 sách Cánh diều tập 1 | Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc
EduTOPS mang đến tài liệu Soạn văn 8: Tự đánh giá: Chuỗi hạt cườm màu xám, nằm trong sách Cánh diều, tập 1, giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng Ngữ văn một cách hiệu quả.

Nội dung bài học được trình bày chi tiết, cung cấp kiến thức bổ ích và thiết thực dành cho học sinh lớp 8. Hãy cùng khám phá ngay sau đây để nâng cao kết quả học tập.
Soạn bài Tự đánh giá: Chuỗi hạt cườm màu xám - Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Nội dung chính của truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của chuỗi hạt cườm màu xám
B. Ca ngợi tài năng của Na, người làm ra chuỗi hạt cườm
C. Kể lại câu chuyện về hai ông cháu nhân vật Na
D. Kể lại câu chuyện về chuỗi hạt cườm màu xám
Câu 2. Cốt truyện Chuỗi hạt cườm màu xám thuộc dạng nào?
A. Cốt truyện kì lạ, khác thường
B. Cốt truyện giản dị, đời thường
C. Cốt truyện trào phúng, hài hước
D. Cốt truyện giàu tính triết lí
Câu 3. Tình huống gay cấn trong truyện Chuỗi hạt cườm màu xám là tình huống nào?
A. Cuộc cãi nhau giữa Di và Na về đôi mắt Na màu đen hay màu xám
B. Cảnh Di giả vờ ngã khi trèo lên cây hải hoa phong lan cho Na
C. Na trông thấy chuỗi hạt cườm mình tặng Di trên cổ con Vện
D. Na tặng cho Di một chuỗi hạt cườm xâu bằng chỉ đỏ
Câu 4. Vì sao Di lại đeo chuỗi hạt cườm Na tặng lên cổ con Vện?
A. Vì không thích chuỗi hạt cườm Na tặng
B. Vì đeo cho con Vện trông cũng hay hay
C. Vì Di muốn trêu đùa cô bé Na
D. Vì Di nghĩ con Vện cũng như mình
Câu 5. Câu văn nào sau đây chứa thán từ?
A. Không phải anh chê nó không đẹp.
B. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!
C. Nó không đẹp à?
D. Không phải thế, đẹp chứ.
Câu 6. Theo em, nhân vật Na là người như thế nào?
Câu 7. Chi tiết “Na túm chặt lấy hai tai con Vện, nhìn tôi, nhìn chuỗi hạt, lắp bắp không ra tiếng.” thể hiện điều gì đang xảy ra trong tâm hồn nhân vật Na?
Câu 8. Em suy nghĩ như thế nào về đoạn kết thúc truyện: “Hằng ngày, tôi lên lớp, cố tìm trong đám trò nhỏ của mình hình bóng Na, nhưng làm gì có gương mặt rám nắng, mái tóc vàng hoe như râu ngô và đôi mắt xám buồn mênh mang. Không biết Na ở nơi nào, Na ơi!”?
Câu 9. Có người cho rằng: “Câu chuyện như một bài thơ buồn phả vào hồn ta những rung động cao quý, thiêng liêng.”. Em nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 10. Chắc hẳn, em đã có lần vô tình làm cho người thân, bạn bè và những người xung quanh buồn phiền. Hãy kể lại sự việc ấy trong khoảng 6 – 8 dòng.
Gợi ý:
Câu 1. D
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. B
Câu 6. Theo em, Na là một cô bé có tính cách: trẻ con, hồn nhiên nhưng cũng rất hiền lành, tình cảm.
Câu 7. Na cảm thấy thất vọng, buồn bã vì nghĩ rằng nhân vật tôi không trân trọng món quà của mình.
Câu 8. Nhân vật tôi tỏ ra ân hận về hành động của mình. Câu luôn day dứt, mong muốn gặp lại Na để nói lời xin lỗi.
Câu 9.
- Ý kiến trên khá đúng đắn.
- Truyện có dung lượng ngắn, cốt truyện đơn giản và nhiều đoạn đối thoại. Nhân vật tôi đã kể lại một câu chuyện tuổi thơ với những kỉ niệm đẹp đẽ, có cả vui, buồn và sự hối tiếc. Khi đọc truyện, chúng ta cũng thấy được một phần tuổi thơ của chính mình trong đó, cảm nhận được tình bạn trong sáng, hồn nhiên giữa “tôi” và Na.
Câu 10.
Khi còn nhỏ, tôi đã nhiều lần khiến mẹ phải lo lắng, nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào năm lớp sáu. Lúc đó, tôi rất ham chơi và lười học. Một buổi chiều sau giờ học, nhóm bạn rủ tôi đi chơi điện tử. Tôi đồng ý ngay mà không suy nghĩ kỹ. Chúng tôi vào một quán game gần trường và chơi đến tận chín giờ tối mới về. Trên đường đi, khi qua một đoạn đường tối, tôi bất cẩn không quan sát nên bị một chiếc xe máy đâm vào. Tôi ngã xuống, cảm thấy đau khắp người và được đưa vào bệnh viện. Khi mẹ đến, tôi muốn xin lỗi nhưng không dám nói. Tôi nhìn vào đôi mắt mẹ, thấy rõ sự lo lắng và yêu thương. May mắn, tôi chỉ bị thương nhẹ. Khi về nhà, tôi chạy đến ôm mẹ và nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ mỉm cười, nhẹ nhàng đáp: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và thay đổi là được!”. Lúc đó, tôi bật khóc, nhận ra mình đã khiến bố mẹ lo lắng nhiều như thế nào. Từ đó, tôi luôn cố gắng ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập hơn.
- Khám phá và giới thiệu những điểm nổi bật của bản thân qua 4 mẫu bài soạn Tiếng Việt lớp 4 - Kết nối tri thức Bài 2
- Soạn bài Cô bé bán diêm - Ngữ văn lớp 6 trang 61 sách Kết nối tri thức tập 1: Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc
- Soạn bài Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến - Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức trang 126 Tập 1
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn lớp 6 trang 18 sách Chân trời sáng tạo tập 2: Hướng dẫn chi tiết và sáng tạo
- Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 30 - Sách Kết nối tri thức 6 Tập 2