Soạn bài Trao đổi về một vấn đề - Ngữ văn lớp 7 trang 54 sách Cánh diều tập 1 | Hướng dẫn chi tiết
Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành kỹ năng nói và nghe, EduTOPS xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Trao đổi về một vấn đề, nằm trong sách Cánh diều, tập 1.

Tài liệu dưới đây được biên soạn dành riêng cho học sinh lớp 7. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây để chuẩn bị bài tốt nhất.
Soạn bài Trao đổi về một vấn đề - Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả
1. Định hướng
a. Để hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề, việc trao đổi và thảo luận là điều cần thiết. Vấn đề này có thể liên quan đến hiện tượng đời sống hoặc các khía cạnh văn học.
b. Khi trao đổi về một vấn đề, học sinh cần lưu ý những điểm sau:
- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (có thể là một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ, hoặc bài thơ bốn chữ, năm chữ).
- Xác định rõ nội dung các ý kiến cần trao đổi (liên quan đến hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ, hoặc bài thơ bốn chữ, năm chữ).
- Xác định nội dung ý kiến cần trao đổi một cách cụ thể và rõ ràng.
- Thảo luận nhóm để trao đổi và phân tích sâu hơn về vấn đề đã chọn.
- Khi trao đổi, cần trình bày rõ quan điểm cá nhân đồng thời tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
2. Thực hành
Bài tập: Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Hãy giải thích lý do tại sao.
a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ.
- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Mở đầu: Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ.
- Nội dung chính: Ý kiến cụ thể về những điều đó.
- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
c. Nói và nghe
- Người nói: Nêu lên được ý kiến của mình, chú ý điều chỉnh cách trình bày (giọng điệu, cử chỉ…), trả lời câu hỏi của người nghe.
- Người nghe: Tập trung lắng nghe, ghi chép các ý chính và đưa ra câu hỏi cho người nói.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Người nói: Đối chiếu lại với phần chuẩn bị, rút kinh nghiệm về cách trình bày.
- Người nghe: Tập trung theo dõi, hiểu được vấn đề người nói đang trình bày.
Gợi ý:
Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Đây là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất.
Tiếng gà vốn là một âm thanh quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Bởi vậy mà trong bài thơ “Tiếng gà trưa”, âm thanh này đã gợi nhắc nhân vật trong bài về những kỉ ức về tuổi thơ. Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi. Khi nghe thấy tiếng gà, người cháu nhớ đến những ngày tháng còn sống bên cạnh bà:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Từng kỉ niệm đẹp đẽ, ấm áp lần lượt hiện lên trong suy nghĩ của người cháu:
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”
Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi:
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
…
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Đặc biệt là hình ảnh người bà - một người hiền hậu, tần tảo. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Cả cuộc đời bà là những lo toan cho con cho cháu:
“Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Tiếng gà trưa cũng giống như tiếng gọi của quê hương thân thuộc. Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những ước mơ. Cuối cùng bài thơ cho người đọc thấy được mục đích chiến đấu của người chiến sĩ:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Trong khổ thơ cuối, từ “vì” được điệp lại tới bốn lần từ đó khẳng định mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ. Người cháu yêu thương, kính trọng bà. Nhớ về bà bằng lòng biết ơn chân thành. Bà là một trong những lý do để cháu chiến đấu đem lại hòa bình cho đất nước cũng là cho bà.
Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra một cách tự nhiên. Từ hình ảnh tiếng gà nhớ về người bà tần tảo, để rồi bộc lộ tình yêu với bà và lời khẳng định mục đích chiến đấu cao cả.
Tình cảm bà cháu trong bài thơ vô cùng chân thành, cảm động. Bài thơ đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc, suy tư.
- Văn mẫu lớp 7: Dàn ý chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (2 mẫu) - Những bài văn mẫu lớp 7
- Công thức tính nồng độ phần trăm là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng trong hóa học. Để tính nồng độ phần trăm, bạn cần áp dụng công thức sau:Nồng độ phần trăm (%) = (Khối lượng chất tan / Khối lượng dung dịch) x 100Việc nắm vững cách tính này không chỉ giúp bạn giải quyết các bài tập hóa học một cách chính xác mà còn ứng dụng được trong nhiều tình huống thực tế.
- Văn mẫu lớp 7: Giải thích ý nghĩa sâu sắc của bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn (3 bài mẫu)
- Viết đoạn văn kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong truyện đã học - Luyện tập câu chủ đề đoạn văn Tiếng Việt 4 Cánh Diều
- Giáo án Ngữ văn 7 sách Cánh diều - Kế hoạch bài dạy chi tiết và sáng tạo cho cả năm học