Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội với nhiều quan điểm đa chiều - Ngữ văn lớp 10 trang 92 sách Kết nối tri thức tập 1
Hôm nay, EduTOPS mang đến bài Soạn văn 10: Thảo luận về một vấn đề xã hội với nhiều quan điểm đa chiều, một tài liệu vô cùng thiết thực hỗ trợ học sinh trong việc chuẩn bị bài học.

Hy vọng rằng tài liệu này sẽ trở thành công cụ hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 10 tự tin chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thảo luận về một vấn đề xã hội với những quan điểm đa chiều
Chuẩn bị thảo luận
1. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài:
- Đề tài cần được thống nhất trong cả lớp trước khi tiết học diễn ra.
- Nếu tiếp tục triển khai một đề tài nào đó của phần viết trong bài học này, cần có những điều chỉnh cần thiết về diễn đạt.
- Để cuộc thảo luận đạt chất lượng tốt, có được nhiều ý kiến hay, nên chọn những đề tài gắn với đời sống của các bạn, đồng thời có ý nghĩa chung với cộng đồng.
- Tìm ý và sắp xếp ý: Chú ý các câu hỏi như: Vấn đề chúng ta có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta đã có ý kiến khác nhau ra sao? Điều này có nguyên nhân từ đâu? Ý kiến của tôi là gì và tôi đã dựa vào cơ sở nào để nêu ý kiến đó? Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những phương diện nào?...
- Xác định từ ngữ then chốt: Từ ngữ thường được dùng thường là quan điểm (quan điểm của tôi là....), góc độ (tôi nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác với bạn,...), khía cạnh (còn một khía cạnh khác cần phải chú ý là,...), theo tôi, tôi cho rằng ...
2. Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói và đánh giá được chuẩn xác các ý tham gia thảo luận. Một số điểm cần lưu ý: Vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học? Vấn đề đó lâu nay đã được bàn đến như thế nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm?
- Phác thảo trước theo sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại theo dõi cuộc thảo luận.
Thảo luận
Các bước thảo luận gồm có:
- Mở đầu: Người điều hành nêu vấn đề cần thảo luận, đề nghị thư kí ghi chép ý kiến.
- Triển khai: Lần lượt từng người phát biểu ý kiến về vấn đề. Nếu có ý kiến bất đồng cần có sự giải thích, tranh luận. Người điều hành cần thống nhất được các ý kiến trong cuộc thảo luận.
- Kết thúc: Căn cứ vào bản ghi chép của thư kí, người điều hành tóm tắt ý kiến, rút ra quan điểm đồng thuận thể hiện qua cuộc thảo luận.
- Ôn tập học kì 1 Tiết 5 môn Tiếng Việt lớp 4 - Sách Cánh diều Tập 1 trang 135
- Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương II Số học lớp 6 (8 đề) - Ôn tập và kiểm tra 45 phút chương II Số học lớp 6
- Phân tích và tóm tắt tác phẩm Hai cây phong của nhà văn Ai-ma-tốp - Văn mẫu lớp 8
- Phân tích nhân vật Cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc - Bài văn mẫu lớp 8
- Bảng Nguyên Tử KhốiTrong chương trình Hóa học lớp 8, việc nắm vững bảng nguyên tử khối là nền tảng quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về cấu trúc và tính chất của các nguyên tố. Bảng này không chỉ liệt kê khối lượng nguyên tử của từng nguyên tố mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc giải các bài toán hóa học, cân bằng phương trình và phân tích phản ứng. Hãy cùng khám phá chi tiết để nâng cao kiến thức và đạt thành tích xuất sắc trong học tập!