Soạn bài Chiều xuân - Hướng dẫn sáng tạo và phân tích Ngữ văn lớp 11 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ sẽ được khám phá sâu sắc trong chương trình Ngữ văn lớp 11, mang đến những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và con người.

EduTOPS mang đến tài liệu Soạn văn 11: Chiều xuân, cung cấp kiến thức chi tiết và sâu sắc giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
1. Soạn bài Chiều xuân ngắn gọn
Câu 1. Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
Hướng dẫn giải:
- Bức tranh “chiều xuân”: bình dị, mộc mạc nhưng tràn đầy sức sống
- Một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:
- mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
- quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa…
- màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
Câu 2. Nhịp điệu của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Hướng dẫn giải:
Nhịp điệu của bài thơ thể hiện sự yên bình, lặng lẽ của bức tranh chiều xuân.
Câu 3. Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Bức tranh quê trong bài thơ đem đến sự bình yên, thư thái cho tâm hồn.
2. Soạn bài Chiều xuân chi tiết
Câu 1. Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
Hướng dẫn giải:
- Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên với vẻ bình dị, mộc mạc nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
- Một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:
- Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả với trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
- Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa…
- Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
Câu 2. Nhịp điệu của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Hướng dẫn giải:
Nhịp điệu của bài thơ nhẹ nhàng, chậm rãi góp phần thể hiện bức tranh chiều xuân đầy chân thực, sinh động.
Câu 3. Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Hướng dẫn giải:
Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến sự bình yên, thư thái cho tâm hồn. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp bình dị của quê hương.
- Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngữ văn lớp 7 trang 12 sách Cánh diều tập 2: Hướng dẫn chi tiết và sâu sắc
- Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Có công mài sắt có ngày nên kim - 2 Dàn ý & 14 bài văn nghị luận xuất sắc nhất
- Cách Ứng Xử Của Con Người Đối Với Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Sự Sống Muôn Loài (4 Mẫu) - Văn Mẫu Lớp 8
- Soạn bài Tự đánh giá: Thầy bói xem voi và Tục ngữ - Ngữ văn lớp 7 trang 17 sách Cánh diều tập 2
- Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa sâu sắc và tác động to lớn của quyết định dời đô của Lý Công Uẩn qua 4 đoạn văn mẫu dành cho học sinh lớp 8