Nhận xét về cách tác giả khắc họa cảm xúc của lòng mình khi mùa xuân về - Soạn bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt KNTT

Cách tác giả khắc họa cảm xúc của lòng mình - Mẫu 1
Tác giả đã thể hiện cảm xúc của lòng mình khi mùa xuân về một cách tinh tế, từ những lời bộc bạch trực tiếp “Tôi yêu…” đến những hình ảnh so sánh giàu chất thơ như “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung…” hay “như lòng mình say sưa một cái gì đó…”. Qua đó, vẻ đẹp của mùa xuân hiện lên chân thực, sống động và đầy sức gợi cảm.
Cách tác giả thể hiện cảm xúc của lòng mình - Mẫu 2
Tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu tha thiết dành cho mùa xuân và thiên nhiên qua câu văn: “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.”
Tác giả đã khéo léo diễn tả cảm giác của lòng mình thông qua những hình ảnh so sánh độc đáo và đầy sức gợi:
- “Thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.”
- “Nhựa sống trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành các lá nhỏ lí tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.”
- “Y như những con vật phải nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.”
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng hàng loạt động từ mạnh để diễn tả cảm xúc mãnh liệt: phát điên lên, không chịu được, “sống” lại,…
Những từ ngữ cảm thán cũng được tác giả khéo léo lồng ghép, giúp bộc lộ rõ nét cảm xúc: Tôi yêu…; Ai cũng muốn yêu thương…; Đẹp quá đi…
Bố cục văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm của con người với mùa xuân.
- Phần 2: Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Cảnh sắc và không khí chung của mùa xuân.
- Phần 3: Còn lại. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
- Văn mẫu lớp 9: Nghị luận bài thơ Viếng lăng Bác - Dàn ý chi tiết và 4 bài văn mẫu hay nhất
- Hóa thân thành nhạc sĩ, bày tỏ những suy tư khi lắng nghe lời thủ thỉ của bé Mai trong câu chuyện Ông Bụt xuất hiện
- Văn Mẫu Lớp 8: Tóm Tắt Tác Phẩm Con Rắn Vuông - 3 Bài Tóm Tắt Đặc Sắc Và Chi Tiết
- Bài đọc: Một li sữa - Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Chân trời sáng tạo, Bài 5
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu - Tác phẩm xuất sắc sáng tác năm 1948