Kể lại câu chuyện Cứu người trước đã - Bài văn mẫu lớp 4 Cánh diều (4 mẫu)
4 bài văn mẫu kể lại câu chuyện Cứu người trước đã xuất sắc nhất, giúp học sinh lớp 4 trau dồi vốn từ, nắm vững cách kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn.

Câu chuyện Cứu người trước đã kể về lòng nhân ái của ông Phạm Bân, người luôn sẵn lòng cứu chữa và giúp đỡ những người bệnh nghèo khó. Các em hãy tham khảo bài viết để trả lời câu hỏi trong tiết Nói và nghe: Kể chuyện Cứu người trước đã - SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 118, 119.
Kể lại từng đoạn của câu chuyện Cứu người trước đã
Đoạn 1: Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.
Đoạn 2: Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.
Đoạn 3: Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.
Đoạn 4: Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.
Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!
Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.
Đoạn 5: Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.
Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?
Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.
Đoạn 6: Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.
Không ngờ, nghe ông nói, vua lại khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.
Kể lại câu chuyện Cứu người trước đã theo tranh
- Tranh 1: Lương y Phạm Bân xuất thân từ gia đình có truyền thống y học. Tổ tiên của ông nổi tiếng với nghề y gia truyền, nhờ đó ông được bổ nhiệm làm Thái y lệnh, phụ trách việc chữa bệnh trong cung vua.
- Tranh 2: Ông thường dùng hết tài sản để mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ, bệnh tật, ông cho họ ở lại nhà, cung cấp cơm cháo và chữa trị, khiến ai cũng kính trọng.
- Tranh 3: Năm đó, nạn đói và dịch bệnh hoành hành. Ông dựng thêm nhà để chứa những người nghèo khổ, đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn ngàn người, được mọi người đương thời tôn vinh.
- Tranh 4: Một lần, có người đến nhờ ông chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch. Ông lập tức đồng ý và ra đi ngay.
- Tranh 5: Khi vừa bước ra cửa, ông gặp sứ giả của vua đến mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân. Phạm Bân nói: 'Bệnh của quý nhân không gấp, nhưng tính mạng người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi sẽ cứu họ trước rồi mới đến cung.' Quan Trung sứ tức giận nói: 'Ông định cứu người mà không sợ mất mạng sao?' Phạm Bân kiên quyết chịu tội và tiếp tục cứu người.
- Tranh 6: Sau đó, khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông bỏ mũ, tạ tội. Vua vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ.
Kể lại toàn bộ câu chuyện Cứu người trước đã
Phạm Bân, xuất thân từ gia đình có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường dùng hết tài sản để mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người nghèo khổ, bệnh tật, ông cho họ ở lại nhà, cung cấp cơm cháo và chữa trị, khiến ai cũng kính trọng.
Một lần, có người đến nhờ ông chữa trị cho một người đàn bà đang nguy kịch. Ông lập tức đồng ý và ra đi ngay. Khi vừa bước ra cửa, ông gặp sứ giả của vua đến mời vào cung chữa bệnh cho một quý nhân. Phạm Bân nói: 'Bệnh của quý nhân không gấp, nhưng tính mạng người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi sẽ cứu họ trước rồi mới đến cung.' Quan Trung sứ tức giận nói: 'Ông định cứu người mà không sợ mất mạng sao?' Phạm Bân kiên quyết chịu tội và tiếp tục cứu người. Sau đó, khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông bỏ mũ, tạ tội. Vua vui mừng khen ông là vị lương y có đức độ.
Kể lại câu chuyện Cứu người trước đã
Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.
Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.
Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.
Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.
Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!
Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.
Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.
Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?
Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.
Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.
Không ngờ, nghe ông nói, vua lại khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.
- Viết đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết: Nữ tiến sĩ đầu tiên - Sách Tiếng Việt 4 Cánh diều
- Viết đoạn văn chúc mừng bạn đạt thành tích xuất sắc trong học tập hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao - Văn mẫu lớp 4 bộ sách Cánh Diều
- Viết đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu (5 mẫu) - Hướng dẫn luyện viết đoạn văn hay và sáng tạo cho học sinh lớp 4
- Viết đoạn văn kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong truyện đã học - Luyện tập câu chủ đề đoạn văn Tiếng Việt 4 Cánh Diều
- Viết đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa - Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em yêu thích - Tiếng Việt 4 CD