Đọc hiểu: Gió vườn - Bài 7, Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Chân trời sáng tạo - Khám phá vẻ đẹp ngôn từ và ý nghĩa sâu sắc
Hướng dẫn soạn bài Gió vườn - Tài liệu tham khảo hữu ích dành cho học sinh lớp 4, giúp các em nắm vững ý nghĩa của bài tập đọc tuần 8 và dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 65, 66.
Bài soạn còn hướng dẫn các em cách nhấn giọng vào những từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, cũng như các từ khóa quan trọng để thể hiện rõ nét tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm. Hãy cùng khám phá chi tiết bài viết dưới đây để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tập đọc Gió vườn - Chủ đề Mảnh ghép yêu thương.
Hướng dẫn soạn bài Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 65, 66 - Tài liệu chi tiết và dễ hiểu
Khởi động
Câu 1: Giải câu đố:
a. Sinh ra từ mặt trời hồng
Cho cây xanh lá, cho bừng sắc hoa
Là gì?
b. Mênh mông không sắc, không hình
Gợn trên sóng nước, rung rinh lúa vàng.
Là gì?
Trả lời:
a. Ánh nắng mặt trời.
b. Gió
Câu 2: Nói về một hiện tượng em tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
Gió được hình thành bởi các luồng không khí chuyển động trong không gian với quy mô lớn. Trên Trái Đất, gió là những luồng không khí lớn chuyển động trong không gian. Còn trong không gian, gió Mặt Trời là các chất khí hoặc các hạt tích điện chuyển động từ Mặt Trời vào không gian. Gió hành tinh là hiện tượng xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ từ khí quyển của một hành tinh vào không gian.
Bài đọc - Khám phá nội dung và ý nghĩa sâu sắc
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Gió thân thiết với mỗi sự vật dưới đây như thế nào?

Trả lời:
- Gió nhấc cửa sổ mở suốt ngày.
- Gió lắc cành cây cổ thụ.
- Gió thổi hương hoa tặng ong bướm.
Câu 2: Những việc làm nào cho thấy gió rất chăm chỉ?
Trả lời:
- Gió giúp bà nấu cơm.
- Gió giúp ông đem mưa tưới vườn.
Câu 3: Gió yêu nhất buổi nào trong ngày? Vì sao?
Trả lời:
- Gió yêu nhất buổi rạng đông.
- Vì buổi rạng đông có tiếng chim hót, có nắng hồng và cảnh trời xanh.
Câu 4: Theo em, vì sao nói gió " Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn."?
Trả lời:
Vì tác giả ví gió cũng như một đứa trẻ phải học hỏi dần, giúp đỡ ông bà bố mẹ để trưởng thành để lớn khôn.
Câu 5: Hai dòng thơ cuối bài muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
Hai dòng thơ cuối muốn nói rằng gió khi còn nhỏ chỉ thổi quanh góc vườn khi mà gió trưởng thành gió sẽ thổi ra trời rộng quen biết nhiều bạn bè nhiều điều mới lạ hơn.
Đọc mở rộng
Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương
a. Tìm đọc một bài văn viết về:

b. Ghi chép những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bài văn đã đọc.
- Nhật kí đọc sách.
- Tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc bài văn.
Trả lời:
Mẫu 1:
a. Bài thơ "Bàn tay mẹ" - Nguyễn Thị Xuyến
b. Nhật kí đọc sách:
- Những từ ngữ hay: bàn tay mẹ, yêu nhất, rám nắng, gầy gầy, xương xương.
- Những hình ảnh đẹp:
- Đi làm về, mẹ lại đi chợ, nấu cơm
- Mẹ tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- Đôi bàn tay rám nắng
- Các ngón tay gầy gầy, xương xương của mẹ.
c. Chia sẻ với bạn về tình cảm suy nghĩ khi đọc bài văn: Qua bài văn, mình cảm nhận được đôi bàn tay của mẹ - đôi bàn tay với những vết chai sạn vì những ngày mưu sinh vất vả. Bao nhiêu là công việc từ đơn giản đến khó khăn, nhọc nhằn, đôi bàn tay ấy cũng chưa bao giờ từ. Mình luôn tự hào và hãnh diện vì được lớn lên trong vòng tay yêu thương ấy. Từng ngày từng giờ, mình luôn nỗ lực hết mình, để có thể đỡ đần được cho mẹ, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Để đôi bàn tay dịu dàng của mẹ mãi bên cạnh mình.
Mẫu 2:
a. Văn bản:
Rừng cọ quê tôi
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ chập chùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
(Nguyễn Thái Vận)
b. Em ghi chép từ ngữ hay, hình ảnh đẹp:
+ Rừng cọ chập chùng
+ Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
c. Em chia sẻ với bạn bài văn trên, nhật kí đọc sách và tình cảm, suy nghĩ của bản thân khi đọc bài văn:
Em yêu và trân trọng những giá trị đẹp, những gì gắn bó thân thuộc với bản thân nhất. Em hạnh phúc vì được sống trong thế giới hiện tại, không viển vông nghĩ tới những thứ xa vời, trừu tượng nào khác.
- Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng tả một loài cây gần gũi với em - Những cách kết bài ấn tượng và sáng tạo
- Hướng dẫn sử dụng đồ dùng quen thuộc dành cho học sinh lớp 4 (3 mẫu tham khảo) - Chủ đề Viết hướng dẫn sử dụng sản phẩm trong chương trình Tiếng Việt 4 KNTT
- Hướng dẫn Soạn bài Thạch Sanh - Ngữ văn lớp 6 trang 19 sách Cánh Diều tập 1: Chi tiết và sâu sắc
- Công thức tính nồng độ phần trăm là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng trong hóa học. Để tính nồng độ phần trăm, bạn cần áp dụng công thức sau:Nồng độ phần trăm (%) = (Khối lượng chất tan / Khối lượng dung dịch) x 100Việc nắm vững cách tính này không chỉ giúp bạn giải quyết các bài tập hóa học một cách chính xác mà còn ứng dụng được trong nhiều tình huống thực tế.
- Hướng dẫn lập dàn ý viết thư thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè hoặc người khác - Bài luyện tập Tiếng Việt 4 bộ sách Cánh Diều