Soạn bài Chái bếp - Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 | Trang 21 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Bài thơ Chái bếp là một tác phẩm nổi bật trong chương trình Ngữ văn lớp 8, thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Bài thơ mang đến những góc nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, giúp học sinh khám phá giá trị văn học một cách trọn vẹn.

EduTOPS xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Chái bếp. Đây là nguồn tài liệu hữu ích, cung cấp nội dung chi tiết và bài bản, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu.
1. Sơ đồ tư duy bài thơ Chái bếp

2. Soạn bài Chái bếp ngắn gọn
Tác giả
- Tên: Lý Hữu Lương
- Sinh năm 1988 tại Yên Bái.
- Là người dân tộc Dao.
- Các tác phẩm tiêu biểu: “Người đàn bà cõng trăng trên đỉnh Cô San” (2013), trường ca “Bình nguyên đỏ” (2016) và tập bút ký “Mùa biển lặng” (2020),…
Tác phẩm
a. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ bảy chữ.
b. Bố cục
- Phần 1. Khổ 1: hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả
- Phần 2. Khổ 2, 3, 4: nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc
- Phần 3 Khổ 5: khao khát trở về nơi “chái bếp”
c. Chủ đề
Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp với ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
d. Cảm hứng chủ đạo
Nỗi nhớ, tình yêu dành cho những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ.
3. Soạn bài Chái bếp chi tiết
Câu 1. Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” trong bài thơ này có điểm gì nổi bật và độc đáo?
Hướng dẫn giải:
Hình ảnh “chái bếp” được nhân hóa, trở thành một thực thể có tâm hồn, biết lắng nghe và đồng cảm.
Câu 2. Từ hình ảnh chái bếp ở dòng thơ đầu, ký ức của tác giả mở rộng đến những hình ảnh nào? Điều này thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục bài thơ?
Hướng dẫn giải:
- Từ hình ảnh chái bếp, ký ức của tác giả lan tỏa đến ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, cánh nỏ, hồn người, quê cũ, nước đầu nguồn, và tiếng ngô.
- Điểm đặc biệt trong bố cục: Mỗi khổ thơ bắt đầu bằng hình ảnh chái bếp, từ đó gợi mở những ký ức khác nhau, hướng về nơi thân thương.
Câu 3. Việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Điệp từ “cho” nhấn mạnh nỗi nhớ da diết và khát khao trở về nơi chứa đầy kỷ niệm tuổi thơ của tác giả.
Câu 4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Hướng dẫn giải:
Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ và tình yêu dành cho những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Câu 5. Chủ đề của bài thơ là gì? Dựa vào đâu để xác định chủ đề đó?
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề của bài thơ: Nỗi nhớ thương của tác giả với chái bếp, ngôi nhà và quê hương yêu dấu.
- Cơ sở xác định: Cụm từ “chái bếp” được lặp đi lặp lại 7 lần.
- Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận sâu sắc về bài thơ Trái Đất của R. Gam-da-tốp - 2 đoạn văn mẫu đặc sắc
- Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc tẩu - Bài 12 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2
- Soạn bài Ôn tập trang 54 Chân trời sáng tạo - Hướng dẫn chi tiết Ngữ văn lớp 8 tập 1
- Thông tư 12/2020/TT-BTC: Điều chỉnh quy định về phí thẩm định giấy phép hoạt động điện lực theo Thông tư 167/2016/TT-BTC
- Ngân hàng câu hỏi và đáp án tập huấn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Cánh diều: 15 câu trắc nghiệm bám sát chương trình SGK môn GDTC